Được biết đến là một nguyên liệu phụ gia thực phẩm có mã số là E640 với công dụng là chất tạo ngọt và chất bảo quản. Để biết thêm về các thông tin về chất phụ gia này chúng ta hãy cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về thông tin của Glycine và hiểu rõ hơn về công dụng của chúng để có thể áp dụng chúng vào những món ăn mà mình muốn.
GIỚI THIỆU CHUNG
Glycine là gì?
Glycine là một loại axit amin của nguyên tử hydro được sử dụng để tạo ra protein nó cần cho sự phát triển và duy trì mô cũng như tạo ra các chất quan trọng chẳng hạn như hormone và enzym. Glycine là một axit amin không thiết yếu nên cơ thể có thể tự tổng hợp mà không cần bổ sung từ chế độ ăn uống
Nó có kí hiệu trong Liên minh châu Âu là E640 là một chất bổ sung dinh dưỡng và là phụ gia thực phẩm
Tính chất vật lý:
- Công thức phân tử là C2H5NO2
- Xuất hiện dưới dạng một tinh thể màu trắng, không mùi và có vị ngọt.
- Trọng lượng phân tử là 75.07
- Điểm nóng chảy là 232 ~ 236°C
- Dễ dàng hòa tan trong nước, hòa tan nhẹ trong etanol.
Glycine được tìm thấy trong các thực phẩm protein như thịt, cá, da gà, sản phẩm từ sữa và các loại cây họ đậu. Nó được thêm vào thực phẩm trong chế độ ăn uống như cà phê và trà, súp, cháo bột yến mạch, protein, sữa chua và bánh pudding.
CÔNG DỤNG CỦA GLYCINE
Sử dụng trong chế độ ăn uống
Glycine được tìm thấy nhiều trong các loại thịt khác nhau đặc biệt là những phần thịt dai như ức, cánh.
Glycine được sử dụng trong đồ uống có cồn như là một chất dùng để điều chỉnh axit hoặc là chất đệm cho thành phần rượu vang và nước giải khát.
Nó cũng là chất phụ gia để sản xuất rau muối và nước ngọt, nước sốt, giấm và nước hoa quả. Là một chất ổn định cho pho mát kem, bơ thực vật, mì nấu chín nhanh, bột mì trắng và mỡ lợn.
Là chất tạo ngọt trong thực phẩm, glycine có vị ngọt nhẹ, nó độ ngọt nhẹ hơn khoảng 70% độ ngọt của sucrose.
Glycine cũng được biết đến là chất tạo màu nâu caramel cho thực phẩm.
Tạo ra hương vị ngon miệng
Glycine có trong thực phẩm để tăng độ ngọt và vị ngọt thanh lịch của thực phẩm, kết hợp cùng với các gia vị khác như bột ngọt, axit hữu cơ và muối dẫn tăng độ ngon của thực phẩm.
Hiệu ứng làm dịu:
Glycine có tính kiềm chống lại được các tính axit chống lại các chất kiềm dẫn đến tác dụng làm mềm, vị đắng, mặn và chua.
Hiệu ứng chống oxy hóa
Glycine có hiệu quả trong việc ngăn chặn được quá trình tự oxy hóa của thực phẩm vì glycine mạnh hơn các axit amin khác đóng vai trò là chất tạo chelat cho các ion kim loại.
Khả năng kháng khuẩn
Glycine có công dụng cải thiện sử dụng của thực phẩm vì nó ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn bacillus subtills và escherichia coli.
Chất chống oxy hóa mạnh mẽ
Glycine là một trong ba axit amin mà cơ thể có thể tự tạo ra glutathione, một chất chống oxy hóa giúp giúp da trắng sáng từ bên trong và giúp bảo vệ da chống lại những sự tổn thương của oxy hóa gây ra lão hóa cho da. Nếu cơ thể không đủ glycine cơ thể sẽ sản xuất ít glutathione, điều này ảnh hưởng đến sự chống oxy hóa của da theo thời gian vì theo tuổi tác glutathione sẽ giảm đi dần dần nên khi cung cấp đủ glycine sẽ có lợi cho sức khỏe.
Axit amin chính trong collagen
Collagen là một loại protein có chứa một lượng lớn glycine. Vì collagen là loại protein dồi dào nhất trong cơ thể bạn, bổ sung collagen vào cơ thể là rất có lợi đối với sức khỏe của da. Collagen cung cấp sức mạnh cho cơ, da, sụn, máu, xương và dây chằng. Nên cần bổ sung glycine đễ hỗ trợ sản xuất collagen.
Cải thiện chất lượng sức khỏe
Vì axit amin có tác dụng trong việc bảo vệ chức năng não và làm dịu não và có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ bằng cách hạ nhiệt độ cơ thể nên nếu khi uống 3 gam glycine trước khi ngủ sẽ làm giảm thời gian đi vào giấc ngủ, giảm buồn ngủ ban ngày, cải thiện nhận thức và chất lượng giấc ngủ ban đêm.
Ứng dụng trong mỹ phẩm
Nó là chất đệm trong thuốc kháng axit, thuốc giảm đau, chất chống mồ hồi, mỹ phẩm chăm sóc da và các đồ vệ sinh cá nhân.
Hướng dẫn bảo quản Glycine
Bảo quản ở nhiệt độ thoáng mát và để ở nơi khô ráo